Những xu hướng về đám cưới thay đổi liên tục qua nhiều năm, nhưng tấm mạng vẫn là một phần cố định trong trang phục của cô dâu. Việc nâng miếng vải voan mỏng này sau nghi thức trao nhẫn, và tiếp theo sau đó là một nụ hôn là một phần quan trọng của buổi lễ đều được cho rằng là một nghi thức để cặp đôi chính thức bắt đầu cuộc sống vợ chồng. Nhưng thực tế, mục đích của tấm mạng che mặt không như bạn nghĩ đâu. Chúng ta sẽ đào sâu vào nguồn gốc của tấm vải mỏng này nhé.
1. Xua đuổi quỷ dữ

Người Roman cổ xưa khá mê tín. Trên thực tế, vì họ quá sợ hãi những linh hồn ma quỷ nên mạng che đã được ra đời để bảo vệ cô dâu khỏi chúng. Tấm vải đỏ, tên gọi khác là “flammeum”, được sử dụng để che khuất cơ thể của cô dâu để tạo ra một ngọn lửa ảo ảnh - có vẻ đó là thứ duy nhất có thể ngăn chặn những con quỷ này. Tấm vải cũng có tác dụng như một vật để cải trang cho khuôn mặt cô dâu.
2. Tôn vinh sự trong trắng và vâng lời

Váy cưới trắng không đại diện cho sự thuần khiết cho đến giữa thế kỉ 18 cho đến khi màu sắc này đã trở thành xu hướng khi được Nữ hoàng Victoria sử dụng. Tuy nhiên, vải voan che mặt đã xuất hiện từ trước đó, được tôn vinh như một biểu tượng của sự nhu mì, vải voan che mặt đóng một vai trò quan trọng trong các nghi lễ tôn giáo như: đạo Thiên Chúa, đạo Do Thái và đạo Ấn. Đám cưới đã có truyền thống gắn bó mật thiết với các nghi thức tôn giáo nên vải voan che mặt là hiện thân của sự ngây thơ và cam chịu.
Xem thêm: Cô gái mặc váy cưới lộng lẫy đến trả thù người yêu cũ.
3. Ám chỉ sự sở hữu của chú rể

Hóa ra, tập tục cô dâu được cha dắt xuống lễ đường mang một ý nghĩa khá cổ xưa. Hành động “cho cô ấy đi” được hiểu theo nghĩa đen thời đó là hành vi "chuyển quyền sở hữu" cô dâu từ người cha sang người chồng, người chồng sau đó sẽ vén tấm vải voan để "hoàn tất giao dịch".
4. Ngăn chặn cô dâu bỏ trốn

Đứng trên tất cả những lí do điên rồ trên, có vẻ như vải voan che mặt cũng được tạo ra để ngăn tầm nhìn và khả năng di chuyển của cô dâu, để cô ấy không thể chạy trốn khỏi cuộc hôn nhân sắp đặt khi xưa. Theo bài báo của Bustle, vạt áo của váy cưới được giữ dài cũng chính vì lí do này.
Có lẽ truyền thống mang mạng che mặt có những ý nghĩa thật đáng sợ thế nhưng, điều này có vẻ cũng không thể ngăn sự yêu thích của các cô dâu đối với phụ kiện này. Còn bạn, bạn nghĩ sao?
Ảnh: Internet