Điều khá thú vị là thời cổ đại người ta cũng đã biết chế biến món ăn tưởng chừng chỉ có ở thời hiện đại ngày nay. Điều này cũng tiết lộ một số tập tính sinh hoạt cũng như một phần văn hóa của thời đại xưa.
Súp 2400 năm
Vào năm 2010, công nhân đã vô tình tìm thấy món súp 2.400 năm tuổi dưới lòng đất tại Trung Quốc. Theo các nhà nghiên cứu khảo cổ, địa điểm xác định tìm thấy món súp đặc biệt này là một ngôi mộ có thể của một binh lính hoặc phú nông thời xưa của Trung Hoa.

Thịt bò 2000 năm
Nhiều người vẫn cho rằng, thịt bò khô là món ăn của người hiện đại. Cũng giống như phát hiện nồi súp xương 2.400 tuổi ở trên, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã tìm thấy thịt bò 2.000 năm tuổi được khai quật từ một ngôi mộ ở làng Wanli vào năm 2009.

Bánh Fruitcake 100 năm
Bánh Fruitcake là món ăn thường thấy trong các dịp lễ hội, kỳ nghỉ. Thế nhưng một chiếc bánh Fruitcake có niên đại hơn 100 năm vẫn còn ăn được lại là một câu chuyện đầy bất ngờ. Được biết, chiếc bánh đặc biệt này được các nhà thám hiểm vô cùng tìm thấy ở Nam Cực trong tình trạng được gói gém cẩn thận trong một chiếc hộp thiếc. Chính ở điều kiện lý tưởng để bảo quản thức ăn như Nam Cực, chiếc bánh Fruitcake mới có thể tồn tại suốt một thời gian dài mà không ảnh hưởng nhiều tới chất lượng sản phẩm.

Pho mát 3200 năm
Trên tờ New York Times, giáo sư Paul Kindstedt, một chuyên gia về lịch sử pho mát từng có chia sẻ về việc tìm thấy một loạt thức ăn làm từ sữa cổ xưa có niên đại lên đến 3.200 năm. Đó chính là miếng pho mát được tìm thấy trong lăng mộ của Ptahmes trong cuộc khai quật vào năm 2013 – 2014. Tuy nhiên, không một ai dám thử loại thức ăn mới tìm thấy này khi chúng được cho đang mang theo một lượng lớn vi khuẩn độc hại, mà một trong số đó là brucella - một căn bệnh truyền nhiễm do ăn các sản phẩm sữa không tiệt trùng.

Bơ 3000 năm
Tuy không có tuổi đời “già” như miếng pho mát kể trên nhưng việc một công nhân than bùn ở Ireland đã tìm thấy khoảng 35kg bơ có niên đại 3.000 năm trong tình trạng còn nguyên vẹn làm nhiều người bất ngờ. Hiện nay, nó đã được đưa đến Bảo tàng Quốc gia để giữ gìn và bảo quản an toàn.

Mì 4000 năm
Tại điểm khảo cổ Lajia dọc theo sông Hoàng Hà, người ta đã tìm thấy một tô mì kê 4.000 tuổi. Bát mì được tìm thấy trong tình trạng bị lật ngược lại trên mặt đất và được bảo quản dưới 3 mét của lớp trầm tích. Giáo sư Houyuan Lu chia sẻ với trang BBC News: “Dữ liệu của chúng tôi chứng minh rằng mì có lẽ ban đầu được làm từ các loại cỏ có nguồn gốc từ Trung Quốc”.

Bánh mì 14.400 năm
Thế nhưng, các món ăn trên có lẽ cũng phải “chào thua” trước mảng bánh mì được 14.400 năm tuổi được các nhà khảo cổ khai quật được vào 7/2018. Được biết, thành phần cấu tạo của chiếc bánh mì này bao gồm: lúa mạch và yến mạch. Trông nó có vẻ khá tô, cứng và có thể có vị mặn.

Xơ lõi ngô 6.700 năm
Bỏng ngô là món ăn quen thuộc của nhiều người khi đến rạp chiếu phim. Những điều khá thú vị là thời cổ đại người ta cũng đã biết chế biến món ăn này. Bằng chứng đó chính là việc các nhà khảo cổ Peru đã tìm thấy ít xơ lõi ngô cổ xưa ở hai di chỉ khảo cổ học. Họ đã phân tích xơ lõi ngô này và nhận thấy có lẽ chúng đã tồn tại từ 6.700 năm trước.

Trước những phát hiện về những loại thức ăn kể trên đã góp phần giúp các nhà nghiên cứu, nhà khảo cổ đưa ra những nhận định khoa học về nguồn gốc các món ăn, những phát minh thú vị của người xa xưa. Bên cạnh đó, việc tìm thấy những thức ăn có tuổi đời đáng gọi bằng "cụ" trong tình trạng còn nguyên vẹn khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.
(Ảnh Internet)