Lịch sử chữa bệnh bằng thảo dược cũng lâu đời như chính loài người trên trái đất. Có nhiều bằng chứng - gồm bản thảo viết tay, dấu vết ở các di tích cổ hay các loại thuốc cổ đại - cho thấy con người đã sớm biết dùng thảo dược để chống lại bệnh tật. Bằng chứng bằng văn bản lâu đời nhất được tìm thấy trên một cổ vật của nền văn hóa Sumerian có niên đại 5.000 năm ở Ấn Độ, gồm 12 công thức tạo ra các loại thuốc chữa bệnh từ 250 loại cây.
Đầu thế kỷ 19, các phương pháp phân tích, tổng hợp hóa học giúp các nhà khoa học trích xuất, thêm, bớt các hoạt chất từ cây cỏ. Cuối thế kỷ 19, họ tạo ra các viên thuốc dạng hợp chất từ thực vật và theo thời gian, việc sử dụng thuốc thảo dược giảm đi để nhường chỗ cho tân dược ra đời.

Tuy nhiên, với một số loại thuốc hoặc do cơ địa của mỗi người mà thuốc tây rất dễ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho người dùng. Việc sử dụng thuốc tây lâu dài hay dùng quá nhiều đều là nguyên nhân làm cho các cơ quan trong cơ thể chúng ta chịu nhiều tác dụng không mong muốn. Gan và thận chính là những cơ quan có chức năng chuyển hóa và thải trừ các loại thuốc này sau khi đã hết tác dụng dược lý, và hai cơ quan này thường bị ảnh hưởng nhiều nhất dẫn đến việc chức năng của hai cơ quan này bị suy giảm.
Chính vì vậy, xu hướng sử dụng thảo dược thiên nhiên có tác dụng điều trị bệnh hiệu quả, không có tác dụng phụ, sẵn có trong tự nhiên đã được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là danh sách các loại thảo dược có thể giúp khắc phục nhược điểm này của một vài loại thuốc tây quen thuộc mà chúng ta ai cũng cần phải biết.
1. Thuốc Ritalin, Cylert, Dexedrine và Adderall
Các loại thuốc này thường được bác sĩ kê toa cho bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý, nhưng thường có tác dụng phụ như: chóng mặt, đau bụng, đau thắt ngực, rụng tóc, lo lắng, trầm cảm...
- Thảo dược có thể thay thế: Hạt bí ngô là thực phẩm có thể thay thế các loại thuốc này. Hạt bí ngô có chứa hợp chất OPCs - chất giúp cải thiện cho trẻ giảm tập trung chú ý. Ngoài ra, hạt bí ngô còn rất giàu a xít béo thuyết yếu (EFAs) và kẽm góp phần chống lại tình trạng chóng mặt. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý đến các thực phẩm giàu Omega 3, Omega 6 và Omega 9.

2. Thuốc Prednisone hay Cortisone
Các loại thuốc này thường dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp, lupus, hen và dị ứng nhưng thường có tác dụng phụ kèm theo như: loãng xương, đường máu cao, đục thủy tinh thể và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Thảo dược có thể thay thế: Nghệ, gừng, tỏi... là những loại thảo dược có chứa chất Bromelain - một loại enzym có thể giúp giảm đau, chống viêm...
3. Thuốc chống đông máu
Dùng cho những bệnh nhân xuất hiện cục máu đông, tuy nhiên chống chỉ định cho người xuất huyết, đau đầu, sốt, tiêu chảy, chóng mặt...
- Thảo dược có thể thay thế: Tỏi, các loại quả có múi như cam, chanh và dứa vì các loại quả này rất giàu vitamin C, A giúp hạ sốt, tăng sức đề kháng...

4. Thuốc Lipitor, Lescol, Crestor và Lovastatin
Các loại thuốc này được chỉ định dùng để giảm mỡ máu xấu trong cơ thể nhưng thường có các tác dụng không mong muốn như viêm cơ, rhapdomyolysis (có thể dẫn đến suy thận).
- Thảo dược có thể thay thế: Chiết xuất lá Atiso, gừng, củ cải đường, quả bơ, rau bina và các thực phẩm giàu vitamin B3.
5. Thuốc Prozac, Paxil, Lovan, Zoloft và Luvox
Các loại thuốc này thường được bác sĩ kê toa trong việc điều trị bệnh trầm cảm nhưng thường có tác dụng phụ như: buồn nôn, mệt mỏi, tăng cân, mất ngủ, lo lắng, táo bón, giảm nhu cầu tình d.ục, thậm chí ở một số người còn có tư tưởng tự sát.
- Thảo dược có thể thay thế: Củ nghệ, hạt điều và chiết xuất Saffron hoặc các thảo dược có chứa hợp chất Tryptophan giúp chống lại bệnh trầm cảm.

6. Thuốc chẹn kênh Canxi và thuốc ức chế Beta
Thuốc dùng cho các bệnh nhận cao huyết áp nhưng thường có tác dụng phụ như: cảm lạnh, hụt hơi, đánh trống ngực, suy tim xung huyết, nhịp tim chậm, viêm dạ dày và tá tràng, táo bón.
- Thảo dược có thể thay thế: Chúng ta có thể thay thế bằng quả sơn tra. Ngoài ra người bệnh cũng cần chú ý giảm lượng muốn ăn vào, giảm tiêu thụ rượu và luyện tập thể dục thể thao đều đặn.
7. Thuốc Aspirin, Acetaminophen và Ibuprofen
Thuốc được dùng để điều trị cảm lạnh, cảm cúm... nhưng có tác dụng phụ không mong muốn như: suy gan, loét dạ dày và hạ huyết áp.
- Thảo dược có thể thay thế: Có thể thay thế bằng các loại thảo dược như cây cúc dại, tỏi, chanh và mật ong vì chúng rất giàu vitamin C, D và chất Sambucol giúp tăng sức đề kháng.
Những bài thuốc dân gian trị bệnh hiệu quả
Chính vì những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc tây như trên nên đối với những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính, điều trị dài ngày với nhiều loại thuốc thì càng nên chú ý đến các loại thảo dược thiên nhiên hơn. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, chúng ta phải tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ hoặc phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thảo dược thay thế để chữa bệnh. Bạn muốn một cơ thể khỏe mạnh? Đừng quên truy cập Bestie mỗi ngày để có thêm nhiều thông tin hữu ích cho sức khỏe bạn nhé!