1. Hà mã tự làm kem chống nắng thủ công cho chúng
Mặc dù sống trên cạn nhưng hà mã lại thường đắm mình xuống nước. Có điều kì lạ là đôi khi, trên lớp da nhẵn bóng của hà mã xuất hiện “máu” đỏ, thậm chí có lúc toàn thân trở nên đỏ thẫm.

Thực tế, chất màu đỏ này không phải là máu mà được tạo thành từ hai sắc tố, sắc tố màu đỏ (hipposudoric acid) và sắc tố màu cam (norhipposudoric acid), hai chất này được sản xuất ra từ việc trao đổi amino acids.

Theo các chuyên gia, việc hà mã sản xuất ra chất bảo vệ da tự nhiên này không chỉ giúp chúng bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời mà còn điều chỉnh nhiệt độ, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.
2. Gấu xám có thể phát hiện thảm họa thiên nhiên trong bán kính 29km
Gấu xám Bắc Mỹ là loài có khứu giác cực tốt, có thể ngửi mùi của con người từ vị trí cách xa gần 30 km. Khứu giác nhạy bén kết hợp với khả năng cảm giác khác cho phép chúng nhận biết bão sắp đến và thảm họa thiên thiên.

Bên cạnh đó, gấu xám cũng có thể phát hiện ung thư nhưng việc tiến hành nghiên cứu trên loài động vật ăn thịt hung dữ này vẫn còn là một thách thức.

3. Quạ sở hữu "phần mềm" nhận dạng khuôn mặt tinh vi trong bộ não
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, quạ có thể nhận diện khuôn mặt con người rất tốt, đặc biệt là người đã đe dọa chúng vì khuôn mặt này được ghi lại trong não của chúng.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu với 12 chú quạ trong 4 tuần. Họ nhận thấy, giống như người, những chú quạ này sở hữu hệ thống phức tạp bên trong não để nhận diện con người, gắn liền với kinh nghiệm của chúng.

Khi nhìn thấy những người từng đe dọa, chúng thể hiện khuôn mặt dữ dằn. Ngược lại, khi gặp người từng chăm sóc chúng, những khu vực não sẽ thể hiện tình cảm, sự liên kết, khát khao được kết nối.
4. Chồn Meerkat sở hữu "mắt thần"
Meerkat hay chồn đất châu Phi là loài động vật có vú nhỏ, sống hầu hết tại sa mạc Kalahari, sa mạc Namib và Nam Phi. Loài động vật này sinh sống theo từng bầy, mỗi bầy có khoảng 20 con nhưng cũng có bầy lên tới 50 cá thể. Tuổi thọ trung bình của chúng là từ 12 - 14 năm.

Meerkat chủ yếu ăn sâu bọ và một số động vật khác như thằn lằn, rắn, bọ cạp, nhện, trứng, rết… Chúng có thể miễn nhiễm với một số loại nọc độc, trong đó có nọc độc mạnh của một loài bọ cạp ở sa mạc Kalahari.

Điểm nổi bật nhất của loài vật này là phần lông đen xung quanh mắt, có tác dụng hấp thụ ánh nắng mặt trời giúp chúng có thể xác định được kẻ thù dù đang ở rất xa.
5. Linh dương Addax có thể thay đổi màu lông
Linh dương Addax sống chủ yếu ở hoang mạc Sahara, nổi bật với cặp sừng xoắn dài từ 55 - 80 cm (con cái) và 70 - 85 cm (con đực) cùng những chỏm lông màu nâu trước trán, quanh mũi - tạo nên hình chữ “X” rất độc đáo.

Đặc biệt màu sắc bộ lông của loài linh dương này thay đổi theo mùa. Vào mùa hè, lông của chúng màu trắng hay cát vàng có tác dụng phản xạ lại ánh nắng mặt trời. Trong khi đó, vào mùa đông, bộ lông ấy lại chuyển sang màu nâu xám, hơi trắng ở phần chân sau.

Vì là động vật ăn cỏ nên thức ăn chính của loài vật này là cỏ, lá của những loại cây lâu năm hay cây bụi nhỏ.