1. Đối xử tốt với bản thân

Hãy đối xử tử tế với bản thân mình, tha thứ cho những nhược điểm, tự hào với thành công và không dằn vặt về những sai lầm của chính mình. Bộ não không chỉ bảo vệ sức khỏe của bạn mà còn xác định tâm trạng của bạn. Vì vậy, khi bạn lên án những sai lầm và điểm yếu của mình, não bạn cũng không thể tìm ra cách nào để động viên bạn. Và do đó, nó sẽ làm bạn trở nên nhút nhát và không dám thử những điều mới mẻ.
2. Đừng nhận cái gì miễn phí

Đừng tưởng nhận đồ miễn phí là tiết kiệm được tiền. Thật ra, bộ não của bạn lại cảm thấy những thứ miễn phí đó giống như một loại nợ cần được trả. Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy mình mắc nợ, do đó bạn sẽ tự nguyện mua hàng, thậm chí chấp nhận giá cao.
3. Đọc sách nhiều thì tốt, nhưng hãy đọc từng ít một

Bạn thích đọc sách nhưng luôn thấy mình không có thời gian? Hãy quy định một số trang trong một cuốn sách mà bạn cần đọc mỗi ngày.
Khi bạn đọc, tâm trí của bạn sẽ nghĩ còn phải đọc bao nhiêu nữa mới kết thúc cuốn sách. Bộ não của bạn không thích những dự án dài hạn, bởi nó sẽ phải tốn rất nhiều năng lượng. Vì thế, để không gây căng thẳng cho tâm trí, hãy đọc khoảng 10 - 12 trang mỗi ngày.
4. Não cũng cần được tập luyện mỗi ngày

Hãy hình dung những gì bạn muốn theo cách cụ thể nhất. Dành thời gian trước khi đi ngủ để luyện bài tập này sẽ thúc đẩy bạn nhanh chóng đạt được giấc mơ của mình.
5. Đừng tán dóc khi đang tập gym hoặc sau buổi làm việc căng thẳng

Giai đoạn tập thể dục hoặc căng thẳng thường khiến bạn nói nhiều hơn bình thường. Trong khoảnh khắc đó, có khả năng bạn sẽ tiết lộ những bí mật thầm kín. Điều này khiến bạn vô tình để cho người khác biết được bạn đang nghĩ gì và phô bày điểm yếu của bạn.
6. Xóa những trò chơi trên điện thoại

Đừng tự huyễn hoặc mình rằng đó là một trò chơi giúp phát triển trí não. Nếu bạn thực sự muốn bảo vệ sức khỏe tâm thần, tốt nhất hãy chơi một môn thể thao. Trong thời gian tập thể dục, máu sẽ chạy lên não. Điều này kích thích trí não nhiều hơn so với bất kỳ trò chơi "phát triển trí thông minh" nào trên màn hình.
7. Chia nhỏ nhiệm vụ phức tạp

Nếu bạn đang phải đối mặt với một thách thức, hãy chia nó ra thành các nhiệm vụ nhỏ để dễ quản lý hơn. Điều này giúp bộ não của bạn ngừng suy nghĩ về những khó khăn ở phía trước, để tập trung giải quyết từng bước một, công việc sẽ suôn sẻ hơn.
Ví dụ, nếu bạn phải viết một báo cáo dài, chia chúng theo các chủ đề và giải quyết từng phần một.
8. Không động tay vào các món hàng

Bạn thích đi dạo quanh các cửa hàng và bạn thường mua sắm vô tội vạ. Lý do ở đây chính là dopamine - hormone thèm muốn, nó xuất hiện chỉ vài giây sau khi bạn nhìn thấy một cái gì hấp dẫn. Khi bạn cầm nắm món đồ, hormone này càng phát huy tác dụng, làm máu dồn lên mặt, tim đập nhanh hơn, và trước khi bạn ý thức được, những món hàng không cần thiết đã "yên vị" trong giỏ hàng của bạn.
Giải pháp rất đơn giản: hãy cho tay vào túi và hạn chế sờ vào những món đồ bạn không có nhu cầu sử dụng.
9. Buông bát đũa khi cảm thấy no

Bí quyết này giúp bạn không ăn quá nhiều, ngay cả khi bạn không thể ra khỏi bàn. Bằng cách bỏ bát đũa ra xa tầm mắt hoặc lấy một cái khăn ăn phủ lên nó, bạn sẽ cắt được quá trình sản xuất dopamine. Não của bạn coi thức ăn như một phần thưởng ngay khi bạn nhìn thấy hoặc ngửi thấy mùi thơm của nó. Vì vậy, thay vì cố gắng để ngăn mình khỏi ăn một miếng bánh cuối cùng, chỉ cần buông bát đũa. Mong muốn ăn thêm sẽ biến mất trong vài phút.
10. Để đèn lờ mờ trong phòng một giờ trước khi đi ngủ

Thủ thuật này giúp bạn dễ ngủ hơn. Ánh sáng giảm giống như một tín hiệu cho bộ não bạn rằng đã đến lúc nghỉ ngơi. Đổi lại, bộ não bắt đầu cho phép quá trình sản xuất melatonin (hormone gây buồn ngủ) và điều hòa nhịp sinh học của bạn. Dần dần, sự trao đổi chất của bạn bắt đầu giảm, và các quá trình tư duy của bạn sẽ đi vào chế độ "ngủ".
Nguồn: Brightside