Anjula bắt đầu nấu ăn với cha cô khi cô mới 10 tuổi. Hiện tại, cô đang quản lí một công ty cung cấp dịch vụ ẩm thực Ấn Độ ở Anh, và có một thương hiệu của riêng mình mang tên Route 207.
Nói về ẩm thực Ấn Độ, Anjula cho biết: “Tôi yêu thích nấu ăn với thực phẩm tươi và rau xanh. Tôi hạn chế sử dụng các màu nhân tạo và chất bảo quản”. Cô chia sẻ 7 loại thảo mộc không thể thiếu khi nấu các món ăn Ấn Độ và khẳng định rằng chúng có thể thay đổi cuộc sống của bạn. Đây cũng chính là bí quyết giữ gìn sức khỏe và chống lão hóa của Anjula.

Anjula Devi vẫn duy trì được vóc dáng thon gọn, săn chắc và tươi tắn ở tuổi 51.
Cây thì là
Đây là loại thảo dược thiết yếu nếu bạn đang gặp phải vấn đề về tiêu hóa, đầy hơi hoặc bị cảm cúm khi thời tiết giao mùa. Với tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, cây thì là có thể giúp phòng ngừa hoặc giúp bệnh của bạn nhanh khỏi hơn. Cây thì là có vị nguyên chất hơi đắng nhưng khi dùng thì là để làm gia vị cho món ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị thanh nhẹ tuyệt vời, rất hấp dẫn.
Ớt
Hương vị đầu tiên mà bạn cảm nhận được khi ăn một món Ấn Độ chính là vị cay của ớt. Ớt rất giàu vitamin C và chất chống oxy hóa giúp bạn có làn da sáng căng mịn màng.

Ớt giúp chống lão hóa, thì là tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Nghệ
Củ nghệ mang lại sắc vàng tuyệt vời cho món ăn. Loại gia vị này bạn không nên sử dụng quá nhiều vì nó rất hăng. Tuy nhiên, với hàm lượng hoạt chất curcumin cao, nghệ có thể giúp cơ thể chống lại tình trạng viêm khớp, đau dạ dày, ợ nóng, đau cổ họng và một số bệnh khác.
Rau mùi
Rau mùi là một loại gia vị hảo hạng và không lấn át mùi của các gia vị khác khi trộn chung với nhau. Rau mùi có hàm lượng sắt cao và đặc tính chống vi khuẩn hữu hiệu. Bạn có thể dùng rau mùi để chế biến món ăn giảm sốt.

Nghệ trị đau dạ dày cực công hiệu, rau mùi lại giúp bạn giảm sốt.
Hạt mù tạt
Đây là một loại gia vị vô cùng hấp dẫn đối với bất kỳ món ăn nào của Ấn Độ. Điều quan trọng nhất là hạt mù tạt chứa lượng lớn carotene, zeaxanthin và lutein, vitamin A, C, K. Đây là những thành phần chính của chất chống oxy hóa, do đó làm chậm quá trình lão hóa.
Quế
Vị cay thơm nồng của quế không chỉ giúp món ăn có mùi vị đậm đà mà còn có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vỏ quế giúp kiểm soát lượng đường trong máu và cholesterol.

Hạt mù tạt, bạch đậu khấu, quế chứa nhiều chất chống oxy hóa, rất tốt cho sức khỏe.
Bạch đậu khấu
Được biết đến là nữ hoàng của các loại gia vị, bạch đậu khấu bổ sung dồi dào hàm lượng chất chống oxy hóa cho cơ thể, hiệu quả trong chữa trị táo bón và kiểm soát đường huyết.
Theo một tạp chí của Anh, các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng những người ăn thực phẩm chứa nhiều gia vị tự nhiên mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ tử vong do ung thư, bệnh tim và các vấn đề hô hấp khác. Đó chính là bí quyết giúp đầu bếp Anjula Devi dù đã 50 tuổi mà vẫn trẻ khỏe như gái đôi mươi.
Mai Hạnh/ Nguồn DailyMail