Bạn đã bao giờ cảm thấy hối hận vì trót nói một điều gì đó trong quá khứ chưa? Hoặc đã bao giờ bạn muốn lên tiếng để bảo vệ quan điểm của mình nhưng lại không dám mở miệng?
Vâng, chắc chắn chúng ta ai cũng một lần trong đời gặp phải những tình huống đó đúng không? Và dưới đây là một số lời khuyên có giá trị để bạn biết khi nào nên giữ im lặng và khi nào thì cần lên tiếng.

* Có thể bạn thích xem:
- Nếu không mua sắm bạn có chết không?
- 5 thói quen nguy hiểm có thể "khai tử" mối quan hệ yêu đương của bạn
- 5 cách ôm làm cho bạn khoẻ mạnh và hạnh phúc hơn
Khi im lặng là vàng:
- Giữ im lặng trong một vài tình huống mà hành động cần hơn lời nói, giống như khi bạn đang muốn an ủi và chia sẻ nỗi đau với một ai đó - thì trong lúc này một cái ôm chặt còn giá trị hơn một câu nói: "Xin lỗi vì sự mất mát / đau buồn của bạn."
- Giữ im lặng là vàng là khi bạn không chắc chắn về những gì bạn định nói. Nếu bạn đang bối rối về cảm xúc hoặc chưa biết diễn đạt thế nào về một vấn đề, tốt nhất là im lặng cho đến khi bạn chắc chắn hơn. Vì tác hại từ những câu nói diễn đạt sai lầm hoặc những cảm xúc sai lệch sẽ khiến bạn phải hối hận.
- Chọn sự im lặng thay vì cứ thỉnh thoảng bật ra những câu nói không đúng thời điểm có thể gây tổn thương cho người đối diện.
- Chọn giữ im lặng là khi ai đó đang chia sẻ cùng bạn một câu chuyện có ý nghĩa. Hãy để cho người nói cảm thấy họ đang được lắng nghe bởi cái gật đầu im lặng và ánh mắt chân thành từ bạn.
- Trong khi làm việc nhóm, im lặng cũng có thể nói lên sự tôn trọng người cộng sự của mình. Trong quá trình diễn thuyết một đề tài nào đó, bạn im lặng và để cho người khác trình bày sau đó đi đến kết luận của riêng mình cho thấy bạn đang tin tưởng và hoàn toàn tôn trọng vào những gì cộng sự vừa nói.
- Đôi khi sự im lặng là giải pháp tốt nhất và kịp thời nhất khi một người bạn cần bạn có thể lắng nghe những vấn đề của mình, nhưng đôi khi cô ta chưa chắc đã chấp nhận lời khuyên của bạn tại thời điểm đó, nhưng điều đó cũng chẳng sao.
- Hãy thực hành im lặng tại nơi bạn làm việc, khi bạn không có bất cứ điều gì có ý nghĩa đóng góp trong một buổi tranh luận - trừ khi bạn có thể nâng cao cuộc trò chuyện bằng cách chỉ ra một cái gì đó thú vị hoặc có lợi - còn không tốt nhất là bạn chỉ nên quan sát và học hỏi.
Khi cần lên tiếng:
Sẽ có những lúc trong cuộc sống mà bạn sẽ cần sức mạnh của giọng nói. Những tiếng nói bên trong bạn mà muốn và cần - phải được người khác tôn trọng và đánh giá cao.
- Sử dụng giọng nói của bạn và lên tiếng khi cảm xúc của bạn đang bị chà đạp.
- Lên tiếng cho những người không có tiếng nói hoặc không thể nói cho mình vì một lý do này hay cách khác. Giọng nói của bạn có thể là điều duy nhất mà có khả năng giải quyết vấn đề và đồng thời bảo vệ được người khác không bị tổn hại.
- Lên tiếng khi bạn nhìn thấy một vấn đề sai nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tập thể, cộng đồng và những người khác thể hiện như sự im lặng như thỏa thuận và đồng lõa.
- Lên tiếng khi được người khác hỏi về ý kiến cá nhân của bạn, đánh giá về một giá trị của sự việc hay một vấn đề nào đó.
- Cuối cùng, lên tiếng khi bạn muốn được lắng nghe. Cho dù ở nơi làm việc hoặc trong một mối quan hệ, nếu bạn tin vào những gì bạn nói là có giá trị, đừng ngại lên tiếng.
- Nếu không mua sắm bạn có chết không?
- 5 thói quen nguy hiểm có thể "khai tử" mối quan hệ yêu đương của bạn
- 5 cách ôm làm cho bạn khoẻ mạnh và hạnh phúc hơn
BBT xin chân thành cảm ơn thành viên Lucy Ruan đã dịch nội dung này để chia sẻ đến bạn đọc của MLOG. Nguồn: Lifehack |